Trang chủ / Kỹ thuật công trình / Ngành Kỹ thuật XD Công trình thủy

Ngành Kỹ thuật XD Công trình thủy

Ngành Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy – Tự hào truyền thống vững bước tương lai

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
Tự hào truyền thống vững bước tương lai!

1. Mục tiêu đào tạo

Kỹ thuật xây dựng công trình thủy tiền thân là ngành Thuỷ công – Thuỷ điện đào tạo kỹ sư có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện, năng lượng tái tạo, cảng, đường thủy, bảo vệ bờ biển và hải đảo, phòng chống thiên tai.

2. Chương trình đào tạo

Hiện nay Ngành KTXDCTT có 3 bộ môn đào tạo chuyên ngành: Thủy công, Thủy điện, Công trình Cảng đường thủy. Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là khoảng 155 tín chỉ với thời gian đào tạo là 4,5 năm.

Xem chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình thủy: Tại đây

Hướng nghiên cứu chính của Ngành gồm: Đánh giá an toàn đập; Các giải pháp nâng cao an toàn đập: nâng cao khả năng chống thấm; Các giải pháp nâng cao khả năng tháo lũ, đảm bảo an toàn đập; Nghiên cứu diễn biến đường bờ và các giải pháp phòng chống xói lở bờ biển, cửa sông; Công nghệ giải đoán đường bờ bằng hình ảnh Camera; Các mô hình đánh giá nguyên nhân và diễn biến đường bờ biển; Nghiên cứu các vấn đề xói lở, bồi lắng, an toàn và ổn định chống xói các công trình thủy lợi – thủy điện; Nghiên cứu các vấn đề thủy lực công trình và điều khiển dòng chảy xiết; Tính toán khả năng chịu lực của các công trình thủy lợi…

3. Nhu cầu lao động của ngành đào tạo

Dựa trên nhu cầu thực tế từ các đơn vị sử dụng lao động nói chung cũng như các chính sách chung của ngành có ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của đơn vị cho thấy nhu cầu tuyển dụng cho khu vực phía Nam khoảng 400 – 500 kỹ sư/năm.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, thi công, các ban quản lý dự án, viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực thủy lợi – phòng chống thiên tai, thủy điện – năng lượng tái tạo, cảng – đường thủy, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy với nền kiến thức cơ bản, cơ sở thuộc khối ngành xây dựng vững chắc nên có thể chuyển đổi công tác sang các lĩnh vực khác như giao thông, xây dựng dân dụng mà không gặp quá nhiều khó khăn.

5. Các điểm mạnh của Ngành đào tạo tại Phân hiệu Trường Đại học Thủy Lợi

– Là một trong những nghành đầu tiên được đào tạo tại Phân hiệu và là nghành đầu tiên hoàn thành kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chí đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo;
– Có đội ngũ giáo viên của ngành đông đảo, có bề dày kinh nghiệm, 100% được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới, trong đó 70% giảng viên có trình độ tiến sĩ;

Xem thêm giới thiệu ngành và các giảng viên chuyên ngành: Tại đây

6. Cơ hội học tập nâng cao trình độ

Sinh viên Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy nói riêng và sinh viên Trường đại học Thủy lợi nói chung khi đang học hoặc sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội đi học ở nước ngoài nhờ việc trường đã ký kết với nhiều đối tác là các trường hàng đầu thế giới tại các nước phát triển. Đối với sinh viên đạng học có thể đi học theo diện trao đổi sinh viên. Đối với sinh viên đã tốt nghiệp có thể đi học nâng cao lên thạc sĩ, tiến sĩ tại các trường đối tác và Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất như giới thiệu trường, giới thiệu giáo sư cho các em.

Ngoài ra, hiện nay Nhà trường đang liên kết với nhiều trung tâm đào tạo và tuyển dụng kỹ sư đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản để hỗ trợ các em có ý định sau khi tốt nghiệp đi làm tại Nhật hoặc Hàn.

Thông tin chi tiết hoặc tư vấn trực tiếp:
TS. Phạm Ngọc Thịnh, điện thoại: 0947231186, email: thinhtls@tlu.edu.vn