Trang chủ / Kỹ thuật Tài nguyên nước / TNN – Giới thiệu chung

TNN – Giới thiệu chung

Giới thiệu bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường

BỘ MÔN KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG

Văn phòng: Phòng 207 – khu hành chính, số 2 Trường sa, P.17, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: 028.38408884 – Email: tainguyennuoccs2@tlu.edu.vn

Tại Bình Dương: Phòng 207 – khu hành chính Bình Dương

Chức năng, nhiệm vụ

– Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác đào tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật tài nguyên nước, cấp thoát nước, thủy văn và môi trường…

– Tổ chức và tham gia các hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp, luận văn cao học, hội đồng khoa học công nghệ liên quan các chuyên môn thuộc Bộ môn quản lý..

GIỚI THIỆU

Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước và Môi trường thành lập theo chiến lược phát triển của trường Đại học Thủy lợi, trực thuộc phân hiệu Đại học Thủy Lợi tại phía nam. Bộ môn đã và đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của trường Đại học Thủy Lợi, để khẳng định vai trò, vị thế trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất nhằm đóng góp cho sự phát triển của Trường lên một tầm cao mới.

Trong quá trình tổ chức đào tạo, Bộ môn luôn xác định việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy là nhiệm vụ trước mắt, hàng đầu, và lâu dài. Việc phát triển quy mô được chú trọng đến tính hợp lý, ổn định, tính cân đối giữa các trình độ và loại hình đào tạo… để phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Bộ môn. Đội ngũ giảng viên, cộng tác viên của Bộ môn đều được đào tạo chính quy, cơ bản từ các nước tiên tiến trên thế giới như Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ý, Nhật Bản, Úc… để hoàn toàn chủ động trong hội nhập sâu, rộng về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Hiện nay, Bộ môn đang phụ trách công tác giảng dạy các môn học phục vụ cho đào tạo hệ đại học chính quy, vừa làm vừa học, cao học, tiến sỹ và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Nhân sự của Bộ môn được chia theo các nhóm chuyên ngành, cụ thể:

1. Ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước

Ngành Kỹ thuật tài nguyên nước cung cấp, trang bị cho người học kiến thức rộng về khoa học cơ bản, cơ sở, về kỹ thuật để thực hiện các công việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng, quản lý các hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ đa mục tiêu.

  • Giảng dạy các môn học trình độ đại học cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, chương trình tiên tiến ngành kỹ thuật tài nguyên nước, ngành Kỹ thuật Cơ sở hạ tầng, ngành Kỹ thuật cấp thoát nước, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy;
  • Giảng dạy các môn học sau đại học cho ngành Kỹ thuật tài nguyên nước, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng;
  • Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên ngành Kỹ thuật tài nguyên nước;
  • Hướng dẫn luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ cho các học viên và NCS ngành Kỹ thuật tài nguyên nước;
  • Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phục vụ sản xuất trong các lĩnh vực thuộc các ngành Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường… như: Cải tạo đất; Cải tạo cải tiến, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả của các hệ thống thủy lợi; Các dự án quy hoạch, thiết kế các hệ thống và các công trình tưới, tiêu, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, công trình phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên môi trường…

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 PGS.TS Nguyễn Đăng Tính 9 ThS. Vũ Hải Sơn
2 TS. Nguyễn Quang Phi 10 TS. Lê Thị Hòa Bình
3 PGS.TS. Ngô Văn Quận 11 ThS. Nguyễn Việt Anh
4 TS. Trần Quốc Lập 12 PGS.TS. Nguyễn Trọng Hà
5 TS. Lê Thị Thanh Thủy 13 PGS.TS. Nguyễn Thị Hằng Nga
6 TS. Lê Quang Tuấn 14 ThS. Nguyễn Văn Tính
7 TS. Trần Tuấn Thạch 15 ThS. Giang Thu Thảo
8 ThS. Vũ Ngọc Quỳnh

2. Ngành Kỹ thuật Cấp thoát nước

Chương trình đào tạo trang bị cho người học các kiến thức quy hoạch, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các mạng lưới cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước, trạm bơm cấp thoát nước và công trình hạ tầng khác cho quốc phòng và dân sinh.

  • Chịu trách nhiệm giảng dạy 13 môn học cơ sở ngành, chuyên ngành và hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
  • Nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Cấp thoát nước, xử lý nước thiên nhiên, xử lý nước thải, khoa học và kỹ thuật môi trường.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 PGS.TS Đoàn Thu Hà 6 TS. Trần Đăng An
2 TS Đặng Minh Hải 7 ThS. Đỗ Tiến Khoa
3 TS. Nguyễn Mạnh Tuân 8 NCS Bùi Xuân Khoa
4 TS Nguyễn Thái Hòa 9 TS Nguyễn Thế Anh
5 PGS.TS Triệu Ánh Ngọc ThS. Nguyễn Thu Trang

Các môn học bao gồm:

• Hóa nước và vi sinh vật nước
• Sinh thái học và bảo vệ môi trường nước
• Hệ thống cấp nước
• Hệ thống thoát nước
• Xử lý nước thiên nhiên
• Xử lý nước thải
• Công trình thu, máy bơm và trạm bơm
• Cấp thoát nước bên trong công trình
• Quy hoạch và quản lý đô thị
• Quản lý và vận hành hệ thống Cấp thoát nước
• Cấp nước và VSMT nông thôn
• Quản lý chất thải rắn

3. Kỹ thuật Hạ tầng

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng là một ngành học mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây ở các trường đại học do nhu cầu bức thiết của xã hội cần quy hoạch và xây dựng đồng bộ và hiện đại hóa các công trình hạ tầng kỹ thuật. Sau khi tốt nghiệp ngành học này, người đi làm có thể thực hiện được các công tác quy hoạch và thiết kế mạng lưới hạ tầng kỹ thuật cho các đồ án quy hoạch xây dựng. Bên cạnh đó có các kiến thức tổng hợp về hạ tầng kỹ thuật để có thể tham gia công tác ở các đơn vị quản lý nhà nước.

  • Giảng dạy 10 môn học thuộc chương trình đào tạo đại học cho các ngành: Kỹ thuật Cơ sở Hạ tầng, Kỹ thuật tài nguyên nước;
  • Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học cho các sinh viên ngành Kỹ thuật Cở sở Hạ tầng.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 TS Lưu Văn Quân 6 PGS.TS Triệu Ánh Ngọc
2 TS Nguyễn Tiến Thái 7 Ths Lưu Quỳnh Hương
3 TS Phạm Đức Thanh 8 Ths Vũ Thị Doan
4 PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh 9 Ths Hoàng Văn Trường
5 TS Đào Thị Huệ 10

Các môn học bao gồm:

• Kỹ thuật hạ tầng giao thông
• Tin học ứng dụng cho ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
• Cơ sở thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp
• Thiết kế công trình công cộng
• Máy bơm và trạm bơm
• Quy hoạch đô thị
• Thiết kế công trình giao thông

4. Thủy lực

Giảng dạy môn Cơ học chất lỏng và Thuỷ lực công trình cho sinh viên chính quy, tại chức, cao đẳng trong toàn trường. Ngành này cung cấp những kiến thức và hiểu biết từ cơ bản đến nâng cao về đặc tính của dòng chất lỏng chảy trong hệ thống sông, kênh và mạng lưới đường ống. Ngoài ra, những ảnh hưởng của dòng chất lỏng tác dụng vào các công trình thủy lợi (cống, đập, đê…) cũng được nghiên cứu trong phạm vi ngành học.

Các hoạt động chủ yếu của ngành học bao gồm:

  • Hướng dẫn sinh viên làm đồ án tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học;
  • Bồi dưỡng sinh viên thi Ôlympíc Cơ học toàn quốc;
  • Giảng dạy Cao học, hướng dẫn Cao học và hướng dẫn nghiên cứu sinh làm luận án;
  • Quản lý phòng Thí nghiệm Thuỷ lực và làm các thí nghiệm mô hình công trình thuỷ lợi.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 PGS.TS Hồ Việt Hùng 6 TS.Trần Dũng Tiến
2 TS Nguyễn Văn Tài 7 TS. Đoàn Văn Bình
3 PGS.TS Nguyễn Thu Hiền 8 NCS. Nguyễn Thùy Linh
4 TS Lê Thị Thu Hiền 9 NCS. Đào Đức Anh
5 PGS.TS Lê Văn Ước 10 ThS. Lê Thị Hải Yến

Các môn học bao gồm:

• Thuỷ lực Đại cương
• Thuỷ lực Dòng hở
• Thuỷ lực Công trình
• Cơ học Chất lỏng

5. Trắc địa và GIS

Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Trắc địa bản đồ và GIS. Sinh viên sau khi học song biết sử dụng khai thác các tài liệu bản đồ và sử dụng các thiết bị đo trắc địa. Biết lập kế hoạch và tổ chức đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, mặt cắt địa hình phục vụ công tác thiết kế, thi công, quản lý công trình xây dựng.

  • Giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo Đại học, sau đại học;
  • Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 PGS.TS Hoàng Xuân Thành 4 Ths Nguyễn Văn Hải
2 Ths Đặng Tuyến Minh 5 Ths Bùi Duy Hưng
3 TS Bùi Kiên Trinh

Các môn học bao gồm:

• Trắc địa
• GIS
• Thực tập trắc địa

6. Quản lý môi trường

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về môi trường và đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển. Sinh viên sau khi học xong môn học sẽ có nhận thức cơ bản về môi trường cùng các vấn đề của môi trường trong quá trình phát triển, ngoài ra sinh viên còn có thể thẩm định, đánh giá, viết và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển.

  • Giảng dạy các môn học thuộc chương trình đào tạo Đại học, sau đại học;
  • Hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cho sinh viên.

Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn

1 PGS.TS Bùi Quốc Lập 5 TS Lê Công Chính
2 TS Nguyễn Văn Sỹ 7 TS Nguyễn Thị Xuân Thắng
3 PGS.TS Vũ Hoàng Hoa 8 Ths Nguyễn Thị Phương Lan
4 PGS.TS Nguyễn Minh Hằng

Các môn học bao gồm:

• Đánh giá tác động môi trường
• Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
• Quản lý chất lượng nước

7. Thủy văn và Tài nguyên nước

Bộ môn Thuỷ văn và Tài nguyên nước là bộ môn chuyên ngành truyền thống và quan trọng nhất của Khoa Thuỷ văn và Tài nguyên nước. Trong hơn 50 năm hoạt động, Bộ môn đã có nhiều đóng góp quan trọng vào thành tích chung của Trường Đại học Thủy lợi, của ngành Thủy văn & Tài nguyên nước, đào tạo nguồn nhân lực góp phần không nhỏ vào những thành tựu phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước và là nhân tố quan trọng làm thay đổi căn bản và sâu sắc bộ mặt nông thôn Việt Nam.

  • Đào tạo Đại học với các môn học cơ sở và chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo Đại học cho các ngành Thủy văn, Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Xây dựng công trình thuỷ, Kỹ thuật tài nguyên nước…
  • Đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành: Thủy văn, Phát triển nguồn nước…
  • Tham gia các chương trình Nghiên cứu Khoa học và các dự án Khoa học, phục vụ sản xuất…

Cán Bộ giảng viên của bộ môn

1 PGS. TS Hoàng Thanh Tùng 5 TS. Nguyễn Thị Thu Hà
2 PGS. TS Ngô Lê An 6 TS. Cù Thị Phương
3 TS. Nguyễn Thị Thu Nga 7 TS. Đặng Đồng Nguyên
4 TS. Vũ Thị Minh Huệ 8 TS. Trịnh Quang Toàn

Các môn học do Bộ môn phụ trách giảng dậy bao gồm:

• Thủy văn công trình
• Thủy văn đại cương
• Thủy văn đô thị
• Thủy văn nước dưới đất
• Thủy văn nước mặt
• Phân tích tính toán thủy văn
• Quản lý ngập lụt đô thị
• Quản lý tổng hợp lưu vực sông
• Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
• Thống kê trong thủy văn
• Điều tiết dòng chảy
• Địa lý thủy văn
• Basic Hydrology
• Groundwater Engineering