Trong khuôn khổ chuyến công tác của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi tại Phân hiệu phía nam, GS.TS Trịnh Minh Thụ cùng PGS.TS Nguyễn Hữu Huế – Phó hiệu trưởng – Giám đốc Phân hiệu và TS. Lê Xuân Bảo – Phó giám đốc Phân hiệu đã tham dự Hội thảo khoa học tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương cùng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc Gia Tp. HCM phối hợp tổ chức với chủ đề “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: Sức bật của nông nghiệp công nghệ cao“.
Chủ trì hội thảo gồm có: PGS.TS Huỳnh Thành Đạt – UVBCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Văn Lợi – UVBCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương; PGS.TS Vũ Hải Quân – UVBCH TW Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Tp. HCM.
Đại diện Lãnh đạo tỉnh Bình Dương gồm có: ông Võ Văn Minh – Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Hoàng Thao – Phó bí thư thường trực tỉnh ủy.
Cùng nhiều lãnh đạo đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham dự.
Hội thảo diễn ra trong buổi sáng ngày 20/5 với 20 báo cáo khoa học, bao gồm:
1. Báo cáo đề dẫn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương: Thực trạng và định hướng phát triển – PGS.TS. Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn – Saemaul Undong.
2. Vai trò của Khoa học công nghệ trong nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Bình Dương: TS. Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
3. Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về nông nghiệp công nghệ cao tại Đại học quốc gia TP. HCM: PGS.TS. Nguyễn Phương Thảo – Đại học Quốc gia TP. HCM.
4. Xây dựng quỹ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, đẩy mạnh khoa học công nghệ, tạo sức bật mới cho kinh doanh: Ông Nguyễn Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Dầu Tiếng.
5. Vai trò của vi sinh vật trong nông nghiệp vì sự sống và chia sẻ thực tế thành công từ trang trại Vinamit Organic: Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch Công ty Cổ phần Vinamit.
6. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhìn từ khu nông nghiệp công nghệ cao U&I: Ông Mai Hữu Tín – Chủ tịch U&I Group.
7. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm của Tập đoàn ANOVA Việt Nam: Ông Nguyễn Thành Trung – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Anova Agri Bình Dương.
8. Dịch vụ kết nối thương mại quốc tế cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nông nghiệp công nghệ cao: Bà Huỳnh Đinh Thái Linh – Giám đốc Trung tâm Thương mại Thế giới – Thành phố mới Bình Dương; TS. Nguyễn Việt Long – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương.
9. Nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Dương, một số đề xuất: PGS.TS. Trần Văn Hiếu – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM.
10. Thách thức và giải pháp trong chuyển đổi nông nghiệp công nghệ cao ở Bình Dương: PGS.TS Võ Văn Thắng, TS. Nguyễn Trần Nhẫn Tánh – Trường ĐH An Giang, ĐHQG-HCM; ThS. Võ Khánh Thiện – Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM.
11. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động phát triển của Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Ông Phạm Đình Dũng – Trưởng ban Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao.
12. Tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn bacillus subtilis trong xử lý phân bò tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang: TS. Nguyễn Thị Hạnh Chi, Nguyễn Thế Thao – Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc Gia TP. HCM.
14. Phát triển ngành nấm theo hướng công nghệ cao tại Bình Dương: Hồ Thị Thu Ba – Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc Gia TP. HCM.
15. Vai trò của tre và môi trường trong sức bật của Nông nghiệp sạch, chất lượng và bền vững tại Bình Dương: TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh – Làng Tre Phú An, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại Học Khoa Học Tự nhiên, Đại Học Quốc Gia TP HCM; GS.TS Nguyễn Phước Dân – Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM.
16. Hệ sinh thái nông nghiệp hAgri, Giải pháp hệ sinh thái nông nghiệp bền vững: Ông Dương Trọng Hải – CEO HSPACE.
17. Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro và thuần dưỡng lan huệ (hippeastrum sp.) cánh kép double king tại An Giang: Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Lê Minh Tuấn Lâm, Trình Thị Thu Hồng, Diệp Nhựt Thanh Hằng – Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
18. Ảnh hưởng nồng độ đạm và kali đến năng suất và chất lượng trái dâu tây trồng tại Núi Cấm – An Giang: Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trịnh Hoài Vũ, Diệp Nhựt Thanh Hằng, Nguyễn Quốc Thanh – Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
19. Những nghiên cứu ứng dụng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao của viện công nghệ nano – ĐHQG TP. HCM: GS.TS Đặng Mậu Chiến – Viện Công nghệ Nano – ĐHQG TP. HCM.
20. Tưới nhỏ giọt – Giải pháp phân phối dinh dưỡng và thuốc bảo vệ thực vật tối ưu cho cây trồng: Phòng Nông học – Công Ty CP Công nghệ Tưới Khang Thịnh.
Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi nhận lời mời tham dự Hội thảo này nhằm tạo sự kết nối chặt chẽ hơn với tỉnh Bình Dương và các Trường Đại học tại phía nam để thực hiện mục tiêu hợp tác, hòa nhập, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, triển khai các đề tài ứng dụng phục vụ sản xuất của Phân hiệu tại phía nam trong thời gian tới.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI THẢO
Thực hiện: Ban Truyền thông – Đối ngoại