Trang chủ / Công nghệ thông tin / Phân tích dữ liệu – Ngành hot hiện nay!

Phân tích dữ liệu – Ngành hot hiện nay!

Phân tích dữ liệu – Ngành hot lương cao mùa 4.0

Sẽ là vô nghĩa nếu ta nói về sự phát triển của một ngành nghề mà lại bỏ qua thu nhập. Ngành nghề phát triển phải đồng nghĩa với thu nhập của người lao động trong ngành đó tăng lên. Mặc dù chức danh Data Analyst vẫn còn khá mới ở Việt Nam nhưng mức thù lao cho vị trí này thì hoàn toàn ngược lại.

Tại sao Data Analytics (phân tích dữ liệu) lại hot như vậy?

  1. Đáp ứng bài toán nan giải cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Jack Ma từng nhận định, trung tâm của kỷ nguyên công nghệ đang phát triển như vũ bão chính là dữ liệu (data). Thực tế cho thấy, đối với các tổ chức hiện đại ngày nay, việc đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu đang đóng vai trò chủ yếu với khả năng chính xác cao hơn rất nhiều. Xu hướng này giúp cho các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn, kịp thời và đơn giản hơn. Phân tích dữ liệu luôn có vai trò nhất định trong mỗi doanh nghiệp:

– Phân tích, diễn giải và truyền tải dữ liệu bằng các cách ý nghĩa

– Dự đoán xu hướng và hành vi của người tiêu dùng

– Thúc đẩy ra quyết định hiệu quả

– Tăng năng suất kinh doanh

Có thể nói việc phân tích dữ liệu giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt để thúc đẩy sự phát triển, nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận và đạt được mục tiêu tổ chức

Hiệu quả của việc phân tích dữ liệu còn được thể hiện qua văn hóa đo lường. Nếu như tất cả những nhóm làm việc, từ bộ phận sản xuất đến tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng… đều có số liệu đo lường cụ thể thì sẽ nhanh chóng đánh giá được hiệu quả công việc.

  1. Ngành “quyến rũ” nhất thế kỷ 21

Nhu cầu nhân lực tăng cao

Jeanne Harris, giám đốc điều hành cấp cao tại Accenture Institute for High Performance (AIHP), cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyên gia phân tích “… dữ liệu vô dụng nếu thiếu người có kỹ năng để phân tích nó.”

Theo Glassdoor mức lương trung bình của 1 nhà phân tích dữ liệu rơi vào khoảng 84.000 USD/ năm, còn tại Việt Nam, con số này cũng lên tới trên 470 triệu/ năm theo thống kê của TopDev. Mức thu nhập này cao hơn mức thu nhập trung bình, điều này khiến cho nghề phân tích dữ liệu trở thành một ngành nghề sinh lời cao và cực hấp dẫn – và được bầu chọn là ngành nghề “quyến rũ” nhất thế kỷ.

Trong năm 2020, số lượng công việc của Data Analytics sẽ lên tới khoảng hơn 2.500.000 so với những năm trước đây, đủ để thấy nhu cầu nhân lực cho ngành này “khát” đến mức nào.

Nhiều cơ hội việc làm

Đối với nghề phân tích dữ liệu, tính riêng ở Việt Nam, có thể phân bổ ở gần như tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội: Tài chính ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quảng cáo, tiêu dùng, tư vấn, quản lí cung ứng và logistics, dịch vụ công…

Trong thời đại data driven, những ai đang đi đầu trong lĩnh vực này hẳn sẽ được các headhunter (chuyên gia săn đầu người) săn đón thường xuyên.

Ưu tiên hàng đầu trong nhiều doanh nghiệp

Theo nghiên cứu vào năm 2018 của Peer Research – Data Analytics, một trong những ưu tiên hàng đầu của các tổ chức tham gia khảo sát là ngành phân tích dữ liệu (Data Analytics) bởi nó cho phép chủ doanh nghiệp hiểu biết về hoạt động kinh doanh chính xác hơn nhiều. Bất cứ vị trí, lĩnh vực nào trong một công ty đều cần đến kỹ năng Phân tích dữ liệu. CMO cần xử lý dữ liệu marketing, lên chiến lược truyền thông, quảng cáo hiệu quả; CCO cần phân tích các chỉ số đưa ra các hành xử để tối ưu quy mô doanh thu; Quản trị doanh nghiệp cần đọc hiểu các dữ liệu, đưa ra chiến lược kinh doanh: Ngắn – Trung – Dài Hạn cho chính công ty của mình. Ở mỗi vị trí khác nhau, việc nắm bắt kỹ năng phân tích dữ liệu cũng như việc đọc vị đúng khách hàng trong kinh doanh, để chế biến và đưa ra món ăn ngon – bổ nhất mà khách hàng thực sự cần.

  1. Cần gì để trở thành một chuyên gia phân tích dữ liệu chuyên nghiệp?

Do nhu cầu tăng vọt là vậy, nên nếu bạn là người có đầu óc phân tích và khả năng xử lý dữ liệu, việc bước chân vào ngành này sớm bao nhiêu thì cơ hội thăng tiến và thu nhập của bạn tốt bấy nhiêu. Các kỹ năng cần thiết nhất mà một chuyên gia phân tích dữ liệu bất kì cần sở hữu:

– Khả năng logic tốt:

– Không ngại tìm tòi, đặt câu hỏi khó

– Khả năng tập trung, cẩn thận, chú ý đến chi tiết

– Kỹ năng sắp xếp, quản lý tốt nhưng cũng mềm dẻo, linh hoạt

Không yêu cầu phải thực sự siêu sao toán học hay tốt nghiệp từ những chuyên ngành về Data Analysis vẫn có thể trở thành một nhà phân tích dữ liệu thành công.

Bài Viết Khác

Làm thế nào để khai phá dữ liệu một cách hiệu quả?

Về cơ bản, Data Mining hay khai phá dữ liệu là việc xử lý, nhận biết các xu hướng từ các thông tin dữ liệu để có thể đưa ra quyết định hoặc đánh giá. Cùng tìm hiểu đề tài này nhé!